Trong mỗi doanh nghiệp, để luôn đảm bảo tính công bằng và quyền lợi của nhân viên, ban lãnh đạo và bộ phận nhân sự cần thiết lập một hệ thống quy trình chấm công tính lương nội bộ. Hệ thống này cần được thiết kế công khai, minh bạch và hiệu quả. Vậy quy trình chấm công và tính lương trong doanh nghiệp bao gồm những bước và yếu tố gì? Mời các bạn theo dõi qua bài viết dưới đây.
I. Quy trình chấm công tính lương là gì?
Trong hệ thống quản trị nhân sự của doanh nghiệp, quy trình chấm công và tính lương đóng vai trò quan trọng, là yếu tố thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên và giữ chân nhân tài:
– Bộ phận nhân sự sau khi nhận thông tin về nhân viên từ quá trình tuyển dụng, bắt đầu theo dõi thời gian làm việc cũng như các hoạt động nghỉ ốm, nghỉ không lương, đi muộn/về sớm.
– Sau đó, họ tổng hợp thông tin này thành bảng tổng công cuối tháng và tiến hành tính lương.
– Bảng lương sau cùng được in hoặc gửi qua email để nhân viên kiểm tra và điều chỉnh nếu cần.
– Cuối cùng, bộ phận nhân sự tiến hành thanh toán lương.
>>> Xem thêm: Phần mềm chấm công tính lương chuyên nghiệp Achamcong
II. Quy trình chấm công tính lương trong doanh nghiệp chuẩn xác nhất
Dưới đây là các bước thực hiện quy trình tính lương đúng nhất.
Bước 1: Cập nhật mức lương, chế độ rõ ràng cho từng nhân viên
Các mức lương thưởng và chế độ cho từng nhân viên đã được thông báo cho người lao động từ ngày họ bắt đầu làm việc tại công ty. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ thay đổi nào về mức lương thưởng, bảo hiểm hoặc các khoản thu nhập khác trong tháng so với trước đó, bộ phận nhân sự có trách nhiệm thay thế số liệu và cập nhật chúng vào bảng lương.
Bước 2: Xác định mức lương thực tế
Quy trình chấm công tính lương sẽ dựa vào các thông tin như lương cơ bản, lương tăng ca, lương các ngày chủ nhật, lễ tết để nhân sự có thể tính toán mức lương thực tế cho nhân viên.
Bước 3: Xác định thưởng năng suất
Điều này phụ thuộc vào từng doanh nghiệp, cơ cấu tính chỉ tiêu đánh giá năng lực và mức thưởng cho nhân viên có thể khác nhau. Các bộ phận phòng ban chịu trách nhiệm tổng hợp thông tin và gửi bảng chỉ tiêu đánh giá đến phòng nhân sự. Phòng nhân sự sau đó thực hiện tổng kết, tính lương, và trình phòng ban xem xét.
Mức thưởng thực tế dựa trên năng suất sẽ được tính bằng cách nhân mức thưởng năng suất tương ứng với hệ số đánh giá công việc.
Bước 4: Xác định các khoản trừ
Trong quy định chấm công tính lương, các khoản trừ bao gồm việc khấu trừ các khoản đóng bảo hiểm, đóng phí công đoàn, tiền ứng, bồi thường thiệt hại, trách nhiệm hoặc các khoản phí liên quan đến chức vụ…
Bước 5: Gửi thông tin bảng lương cho nhân viên xác nhận
Nhân viên tính lương sẽ in bảng lương và kiểm tra dựa trên các yếu tố như loại công tăng giảm theo số ngày làm việc trong tháng, mức thu nhập trung bình của từng bộ phận,…
Sau khi kiểm tra, nhân viên tính lương chuyển bảng lương cho Trưởng phòng nhân sự xem xét và ký xác nhận. Trưởng phòng nhân sự có trách nhiệm trình bảng lương cho Giám Đốc xem xét và phê duyệt.
Bước 6: Thanh toán lương cho nhân viên
Sau khi ban lãnh đạo duyệt bảng lương, bộ phận nhân sự tiền lương tiến hành in phiếu lương. Sau đó gửi bảng lương tổng hợp cho phòng kế toán để tiến hành thanh toán lương cho nhân viên.
Phòng kế toán cuối cùng sẽ chịu trách nhiệm thực hiện thủ tục và gửi tiền lương vào ngân hàng theo quy định.
Để giảm bớt gánh nặng cho bộ phận nhân sự, doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm chấm công tính lương. Với sự hỗ trợ của phần mềm chấm công trên điện thoại, mọi quy trình chấm công tính lương đều được tự động hóa.
>>> Có thể bạn quan tâm: Cách nuôi nick facebook số lượng lớn trên điện thoại thành công 100%
Như vậy, bài viết trên đã chia sẻ với bạn những thông tin hữu ích về quy trình chấm công tính lương cho doanh nghiệp. Cùng theo dõi những chia sẻ bổ ích khác trong các bài viết sau của phần mềm Ninja nhé.