Mô hình b2c là gì? Mô hình này có ý nghĩa gì trong hoạt động kinh doanh? Đây là chủ đề đang được rất nhiều nhà kinh doanh quan tâm. Để có thêm những thông tin hữu ích về nội dung này, cùng phần mềm Ninja tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây. Theo dõi ngay!
I. Mô hình b2c là gì?
Mô hình b2c hay còn được gọi là mô hình Business to Customer. Đây là mô hình miêu tả hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa của doanh nghiệp với người tiêu dùng cuối cùng. Trong mô hình này, doanh nghiệp sẽ không cần bán hàng thông qua nhiều trung gian phân phối mà trực tiếp cung cấp tới khách hàng của mình. Đối tượng áp dụng mô hình thường là những chủ kinh doanh bán lẻ tiếp cận trực tiếp người tiêu dùng.
II. Đặc điểm của mô hình b2c tại Việt Nam
Với mô hình b2c, doanh nghiệp có thể áp dụng trên nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Những đặc điểm của b2c doanh nghiệp cần biết là:
- Tiếp cận trực tiếp với khách hàng: Doanh nghiệp sẽ thực hiện mọi hoạt động trao đổi mua bán, tư vấn, hỗ trợ, tiếp nhận phản hồi trực tiếp với khách hàng.
- Bán hàng trực tiếp và trực tuyến: Mô hình này sẽ thực hiện bán hàng tại địa điểm bán hàng cụ thể dưới dạng cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại, gian hàng,… Hay thông qua các kênh bán hàng online như chợ điện tử, mạng xã hội, website, sàn thương mại điện tử,…
- Bán hàng đa dạng mọi loại mặt hàng: Tất cả các loại mặt hàng đều có thể được bày bán trên B2C.
- Đề cao xây dựng mối quan hệ với khách hàng: Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ phát triển mạnh mẽ khi xây dựng được nhiều mối quan hệ tốt với khách hàng. Khách hàng sẽ có nhiều thiện cảm và quyết định lựa chọn mua hàng tại doanh nghiệp thay vì những đối thủ khác.
- Tạo nên giá trị thương hiệu bằng quảng cáo và khuyến mãi: Khách hàng biết đến thương hiệu dựa trên các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi được truyền bá rộng rãi.
Xem thêm: Chiến lược phát triển Group Facebook nâng cao doanh số bán hàng hiệu quả
III. Ví dụ về các mô hình b2c ở Việt Nam (2022)
Để giúp bạn hiểu rõ hơn về b2c, dưới đây là một số mô hình b2c được nhiều doanh nghiệp lớn trên thị trường Việt Nam áp dụng.
1. Mô hình b2c của shopee
Shopee là một sàn thương mại điện tử liên kết bởi nhiều nhà cung cấp khác nhau, cung cấp đa dạng các mặt hàng hóa tới người tiêu dùng cuối cùng. Áp dụng mô hình b2c, shopee có các đặc điểm sau:
– Khách hàng có thể mua hàng trên shopee qua app trên điện thoại hoặc website.
– Người đăng ký tài khoản shopee có thể vừa thực hiện bán hàng và mua hàng.
– Shopee chia hàng hóa thành 2 loại là hàng hóa thông thường và hàng hóa chính hãng. Những hàng hóa thông thường sẽ được bán trên shopee. Còn hàng hóa chính hãng sẽ được bày bán tại mục Shopee Mall.
– Shopee thu hút khách hàng với các sản phẩm 0 đồng, các chương trình lắc xu, Flash Sale,…
2. Mô hình b2c của Tiki
Một sàn thương mại điện tử cạnh tranh trực tiếp với shopee cũng đang áp dụng mô hình b2c là Tiki. Với mô hình này, Tiki chủ yếu cung cấp hàng hóa tới khách hàng với các đặc điểm như:
– Cung cấp trực tiếp các mặt hàng đến tay người tiêu dùng.
– Các sản phẩm được kiểm soát chặt chẽ về nguồn gốc và chất lượng.
– Tiki được biết đến là sàn thương mại bán sách uy tín, những năm gần đây Tiki đã bắt đầu thêm nhiều mặt hàng đa dạng giống như Shopee.
3. Mô hình b2c của lazada
Lazada cũng là doanh nghiệp sử dụng mô hình b2c. Tháng 3 năm 2021, Lazada chính thức xâm nhập vào thị trường Việt Nam với những thành tựu vượt trội. Hoạt động kinh doanh của đơn vị này có những nổi bật như:
– Loại trừ một số trường hợp nhất định, Lazada không kiểm soát và đảm bảo chất lượng hàng hóa.
– Lazada cho phép mở gian hàng miễn phí và thu phí trên từng đơn hàng bán ra.
– Với Lazada Mall, Lazada sẽ kiểm tra nghiêm ngặt về sản phẩm được bày bán đảm bảo chất lượng của sản phẩm.
4. Mô hình b2c của amazon
Lọt vào top 4 sàn thương mại điện tử lớn nhất thế giới, Amazon đã áp dụng mô hình b2c với tiêu chí luôn đáp ứng tối đa hóa trải nghiệm của khách hàng.
– Tặng quà ngẫu nhiên vào từng thời điểm mới tính năng Gift Ideas.
– Người tiêu dùng có thể chia sẻ thông tin với nhau tại mục cộng đồng.
– Trao đổi bưu thiếp tiện lợi qua Ecards.
5. Mô hình b2c của vinamilk
Tự hào là đơn vị sản xuất và kinh doanh sữa lớn nhất Việt Nam, Vinamilk là doanh nghiệp điển hình thực hiện mô hình b2c. Vinamilk hiện đang sở hữu hơn 500 cửa hàng phân phối trực tiếp đến hàng triệu người tiêu dùng Việt.
Có thể thấy các mô hình b2c giúp nhiều doanh nghiệp những lợi thế trong hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, mô hình b2b tại việt nam chưa thực sự phổ biến và phát triển. Do đó, ứng dụng tool marketing để bán hàng hiệu quả sẽ là giải pháp tốt nhất cho các chủ kinh doanh.
Như vậy, bài viết đã chia sẻ tới bạn đọc nội dung chi tiết về mô hình b2c. Bạn đọc hãy tham khảo và áp dụng ngay mô hình này vào trong hoạt động kinh doanh của mình nhé! Đừng quên sử dụng thêm các công Marketing để nâng cao doanh số bán hàng! Chúc bạn thành công!